Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn kiến trúc

Trước đây, khi nhà chỉ được xem là một nơi để sinh sống và không cần quá quan tâm đến vẻ đẹp, thì hiện nay, ngôi nhà dân dụng đã được đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thiết kế để đáp ứng tính tiện nghi cho cuộc sống và phản ánh cá tính của chủ nhân. Tại Việt Nam, sự phát triển kinh tế và tăng thu nhập bình quân đầu người đã thúc đẩy nhu cầu sở hữu một ngôi nhà được thiết kế riêng biệt. Từ những yếu tố trên, các công ty tư vấn kiến trúc, công ty thiết kế và xây dựng dần được ra đời không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở những tỉnh phụ cận.

Ngành thiết kế, kinh doanh dịch vụ kiến trúc nói chung là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, để có thể hoạt động ngành nghề này, doanh nghiệp ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện cơ bản về thành lập công ty thì còn cần đáp ứng được các điều kiện ngành nghề.

➧ Điều kiện chung khi thành lập công ty kiến trúc, thiết kế nhà ở

Vốn điều lệ;
Tên công ty;
Địa chỉ trụ sở;
Mã ngành kinh doanh;
Người đại diện pháp luật;
Chủ thể thành lập doanh nghiệp.
Tham khảo: 6 điều kiện thành lập công ty.

công ty tư vấn kiến trúc

➧ Điều kiện về ngành kiến trúc, thiết kế nhà ở

Theo Luật Kiến trúc 2019, công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế, kiến trúc nói chung cần đảm bảo 3 điều kiện sau:

Phải được thành lập theo quy định của pháp luật;
Phải có người chịu trách nhiệm về chuyên môn hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
Phải gửi thông báo cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh nơi công ty kiến trúc đặt trụ sở chính.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KIẾN TRÚC, THIẾT KẾ NHÀ Ở

Như đã chia sẻ, để hoạt động ngành kiến trúc, thiết kế nhà ở, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ cũng như được cấp giấy phép hoạt động. Khi đó, thủ tục thành lập công ty kiến trúc bao gồm 2 bước: thành lập công ty và xin giấy phép hoạt động ngành nghề.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kiến trúc, thiết kế nhà ở

➧ Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh ngành nghề kiến trúc

Chi tiết hồ sơ mở công ty kiến trúc (vốn Việt Nam) bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn (tùy theo từng loại hình);
CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
Giấy ủy quyền (nếu nhờ người đại diện nộp hồ sơ).
TẢI MIỄN PHÍ – Mẫu hồ sơ thành lập công ty kiến trúc theo từng loại hình theo các đường dẫn sau:

Công ty cổ phần;

Công ty TNHH 1 thành viên;

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.


Riêng với doanh nghiệp hành nghề kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài, tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp chọn hình thức thành lập theo 1 trong 2 cách:

Cách 1: Thành lập công ty bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng;
Cách 2: Thành lập công ty trực tiếp bằng vốn nước ngoài từ đầu (được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Lưu ý:

Nếu công ty kiến trúc vốn đầu tư nước ngoài có dự định thực hiện các dự án liên quan đến nhà nước hoặc sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam nhằm mục đích đầu tư ra nước ngoài thì bắt buộc thành lập công ty theo cách 2.

Tham khảo chi tiết: 2 cách thành lập công ty vốn nước ngoài.

➧ Nộp hồ sơ thành lập công ty thiết kế, kiến trúc

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở chính.

Bạn có thể tham khảo địa chỉ Sở KH&ĐT các tỉnh, thành lớn như sau:

Sở KH&ĐT TP. HCM: Số 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
Sở KH&ĐT Hà Nội: Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công – Số 258 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội;
Sở KH&ĐT Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà Trung tâm hành chính – Số 24 Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Ngoài cách nộp trực tiếp như trên, bạn có thể nộp qua mạng theo hướng dẫn dưới đây:

Đăng ký tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Tạo hồ sơ đăng ký thành lập công ty với đầy đủ thông tin;
Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
Scan và tải tài liệu đính kèm;
Ký xác thực và nộp hồ thành lập công ty kiến trúc.
Lưu ý:

Hiện nay, các tỉnh thành lớn đều áp dụng hình thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian đi lại, bạn cần liên hệ trước qua điện thoại và xác nhận hình thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh.

➧ Chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả

Với cả 2 hình thức nộp hồ sơ đăng ký mở công ty kiến trúc trực tiếp và online, bạn đều phải chờ tối thiểu 3 ngày làm việc để Sở KH&ĐT xử lý hồ sơ và trả kết quả, theo đó:

Nếu hồ sơ hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ thông báo, hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ. Sau đó, bạn cần nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

Bước 2: Xin giấy phép hoạt động ngành nghề kiến trúc, thiết kế

công ty tư vấn kiến trúc

Một trong những điều kiện để thành lập công ty kiến trúc là phải có chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc hoặc chịu trách nhiệm chuyên môn. Do vậy, tại bước này, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn chỉ cần thông báo với UBND cấp tỉnh về tình trạng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

BẢNG MÃ NGÀNH KIẾN TRÚC BẠN CẦN BIẾT

Tùy vào nhu cầu hoạt động cũng như các dịch vụ mà công ty kiến trúc dự định thực hiện mà lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh tương ứng.

Nếu bên cạnh dịch vụ kiến trúc, tư vấn, xây dựng, công ty còn thực hiện những hoạt động kinh doanh bổ trợ như cung cấp, mua bán vật liệu xây dựng thì cần đăng ký thêm các ngành tương ứng để tránh trường hợp phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp hành nghề kiến trúc có thể lựa chọn những mã ngành sau.

NgànhMã ngành
Xây dựng nhà để ở4101
Xây dựng nhà không để ở4102
Xây dựng công trình đường sắt4211
Xây dựng công trình đường bộ4212
Xây dựng công trình điện4221
Xây dựng công trình cấp, thoát nước4222
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc4223
Xây dựng công trình công ích khác4229
Xây dựng công trình thủy4291
Xây dựng công trình khai khoáng4292
Xây dựng công trình chế biến, chế tạo4293
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác4299
Phá dỡ4311
Chuẩn bị mặt bằng4312
Hoàn thiện công trình xây dựng4330
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác4390
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan7110
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hòa không khí4322
Lắp đặt hệ thống điện4321
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác4329

Lưu ý:

Đối với công ty có vốn nước ngoài chỉ được hoạt động mã ngành 7110 – Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, không hoạt động được các ngành xây dựng và mã ngành 7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI MỞ CÔNG TY HOẠT ĐỘNG LĨNH VỰC KIẾN TRÚC

công ty tư vấn kiến trúc
  1. Điều kiện thành lập công ty kiến trúc là gì?

Để thành lập công ty thiết kế, kiến trúc thì doanh nghiệp cần đảm bảo 3 điều kiện của lĩnh vực này, cụ thể:

Phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Phải có người chịu trách nhiệm về chuyên môn hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
Phải gửi thông báo cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh nơi công ty kiến trúc đặt trụ sở chính.

  1. Thành lập công ty tư vấn thiết kế xây dựng cần những bước nào?

Các bước mở công ty tư vấn thiết kế, kiến trúc bao gồm:

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bước 2: Thông báo cho UBND cấp tỉnh về việc cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn có chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

  1. Chia sẻ kinh nghiệm mở công ty tư vấn thiết kế, kiến trúc của Kế toán Anpha

Tại giai đoạn làm hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải đăng ký mã ngành nghề. Khi đó cần lưu ý các vấn đề sau:

Công ty vốn nước ngoài khi muốn hoạt động lĩnh vực kiến trúc thì chỉ được đăng ký mã ngành 7110 – Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan;
Lĩnh vực kiến trúc, tư vấn thiết kế khá đa dạng về mã ngành nghề. Do vậy, bạn cần tham khảo và đăng ký đầy đủ mã ngành, chi tiết ngành nghề để tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề.
Trước khi nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần liên hệ trước với cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xác nhận hình thức nộp hồ sơ trực tiếp hay qua mạng, tránh mất thời gian đi lại.

  1. Thủ tục thành lập công ty tư vấn thiết kế, thành lập công ty kiến trúc

Hồ sơ thành lập công ty kiến trúc bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn (tùy theo từng loại hình);
CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc;
Giấy ủy quyền (nếu nhờ người đại diện nộp hồ sơ).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp Sở KH&ĐT nơi công ty kiến trúc đặt trụ sở chính.
Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc hướng dẫn điều chỉnh (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần thông báo cho UBND cấp tỉnh về việc đáp ứng đủ điều kiện có chứng chỉ hành nghề mà không cần thực hiện thủ tục xin giấy phép.

  1. Mã ngành kiến trúc là gì?

Theo bảng mã ngành mới, ngành “Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan” có mã ngành là 7110.
Ngoài ra, tùy vào định hướng hoạt động của công ty kiến trúc mà bạn cần đăng ký thêm các mã ngành liên quan khác như xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng…